Nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nhà xưởng
Bất kỳ một loại hình thiết kế nào cũng đều có những nguyên tắc nhất định. Và thiết kế nhà xưởng cũng có những nguyên tắc riêng. Các KTS luôn mong khách hàng, các chủ doanh nghiệp nắm được những nguyên tắc này để quá trình hợp tác, thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất nhà xưởng được thuận lợi và suôn sẻ. Dưới đây là những nguyên tắc thiết kế nhà xưởng được áp dụng triệt để tại BD-ONE. Khi làm việc với các chủ đầu tư, các KTS của chúng tôi luôn tuân theo những nguyên tắc này một cách rõ ràng và tuyệt đối.
Lập nhiều phương án thiết kế nhất có thể
Nguyên tắc cơ bản và đầu tiên khi thiết kế nhà xưởng sản xuất đó là lập những phương án thiết kế có tính khả thi. Điều này giúp cả hai bên linh hoạt điều chỉnh kế hoạch thực hiện, dựa vào nguồn lực, số vốn và nhu cầu sử dụng.
Từ những phương án có sẵn, chủ đầu tư và đơn vị giám sát sẽ tham khảo, đánh giá, lựa chọn ra phương án phù hợp nhất. Tất nhiên, để đưa ra được quyết định cuối cùng, đòi hỏi sự xem xét tổng thể, kỹ lưỡng trên các tiêu chí nhất quán.
Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng liên quan tới sự tỉ mỉ, chặt chẽ trong từng giai đoạn, tính toán chính xác, cụ thể. Như vậy, những phương án đề ra mới hoàn thiện và có tính ứng dụng cao.
Thiết kế nhà xưởng theo từng giai đoạn
Nhiều kiến trúc sư thiết kế nhà xưởng may công nghiệp nói riêng và nhà xưởng nói chung không theo bất cứ giai đoạn nào, hoặc xáo trộn quá trình. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng, mức độ chính xác của bản vẽ, thậm chí, tốn thời gian không cần thiết.
Các KTS dày dạn kinh nghiệm thiết kế thường phân thành từng giai đoạn theo kế hoạch thống nhất với đơn vị giám sát. Sau đó, bắt tay vào việc thiết kế nhà xưởng từ bước đầu tiên cho tới cuối cùng. Như vậy sẽ tránh được sự trùng lặp hoặc thiếu sót, đặc biệt là đối với nhà xưởng quy mô lớn, thiết kế phức tạp.
Nhất quán với thiết kế nhà xưởng đã lựa chọn
Sau khi đã thống nhất sử dụng bản thiết kế nhà xưởng cuối cùng, hãy chỉ trung thành với 1 phương án duy nhất. Điều này có nghĩa là, kiến trúc sư nên thiết kế bản vẽ dựa trên ý tưởng, phương án đã đặt ra, không thay đổi phong cách, số liệu, yếu tố an toàn kỹ thuật.
Trong trường hợp cần thay đổi, chỉ chỉnh sửa sai sót rõ ràng, ảnh hưởng đến kinh tế, chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật trong ngắn và dài hạn.
Phối hợp công việc 1 cách khoa học
Trong quá trình hoàn thiện dần dần bản vẽ, các KTS phải thiết kế từng bộ phận riêng lẻ, đồng thời tính toán, dựng mô hình 3D. Vì khối lượng công việc lớn như vậy, KTS không chỉ cần thực hiện theo từng bước, có trình tự rõ ràng, mà còn phải phối hợp 1 cách khoa học, hợp lý.
Nếu tự mình thiết kế nhà xưởng, các chủ đầu tư sẽ rất chật vật và gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khi nhờ tới sự trợ giúp của các đơn vị tư vấn thiết kế nhà xưởng công nghiệp, chủ đầu tư sẽ giảm thiểu đi rất nhiều khối lượng công việc. Với kiến thức chuyên môn cùng đội ngũ nhân viên dồi dào tại đơn vị thiết kế, kiến trúc sư sẽ phân chia nhiệm vụ và phối hợp nhịp nhàng để tạo ra thành phẩm tốt nhất.
Kiểm tra khảo sát công việc thiết kế
Một trong những nguyên tắc không thể thiếu nữa đó là kiểm nghiệm, khảo sát lại thành phẩm thiết kế. Để thực hiện được, cần có sự đánh giá từ nhiều nguồn và dựa trên tiêu chí chính xác.
Nguyên tắc này giúp chúng ta đánh giá chất lượng, mức độ chuyên nghiệp, hiệu quả, khả thi của bản thiết kế nhà xưởng. Hơn nữa, trong trường hợp phát hiện bất cứ sai sót nào, cũng dễ dàng rút kinh nghiệm, hạn chế lặp lại.
Các tiêu chuẩn cần nhớ khi thiết kế nhà xưởng
Nắm bắt các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng này là điều cần thiết với các KTS và các chủ đầu tư. Cả hai bên sẽ có một tiêu chuẩn chung để dựa vào đó đưa ra các quyết định, phương án thực hiện hiệu quả.
Hiệu quả kinh tế của nhà xưởng
Tiêu chuẩn quan trọng nhất được đặt ra khi thiết kế bất cứ công trình nào, trong đó đặc biệt là thiết kế nhà xưởng, đó là hiệu quả kinh tế. Với công trình nhà xưởng, chúng ta có thể tạo ra lợi ích như thế nào, thời gian sử dụng ra sao,… đều là những tiêu chí dùng để đánh giá.
Chúng ta nên cân nhắc thi công xây dựng nhà xưởng cao tầng hay nhà xưởng thấp tầng, quy mô lớn hay nhỏ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính, số lượng nhân công làm việc,…
Điều kiện làm việc của người lao động
Nhà xưởng là nơi làm việc của số lượng lớn người lao động. Cho nên, một công trình thực sự đạt tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp phải mang lại không gian làm việc thoải mái, an toàn, rộng rãi cho nhân công. Tuỳ theo số người lao động ít hay nhiều, mà cần phải thay đổi quy mô, kết cấu thiết kế nhà xưởng phù hợp.
Quy hoạch không gian công trình thiết kế nhà xưởng
Ngoài yếu tố kinh tế và điều kiện làm việc của người lao động, nhà xưởng còn phải được thiết kế sao cho tối ưu quy hoạch không gian. Chẳng hạn, mặt tiền nhà xưởng đẹp sẽ giúp tận dụng được ánh sáng, không khí từ bên ngoài, cải thiện chất lượng không gian làm việc. Đó là chưa kể, xét về mặt phong thuỷ, điều này còn mang lại những thuận lợi, may mắn về nhiều mặt.
Với từng loại hình nhà xưởng, chúng ta lại phải áp dụng kết cấu cũng như linh hoạt thiết kế nhà xưởng khác nhau. Trong trường hợp cần được tư vấn, hỗ trợ thêm trong lĩnh vực kiến trúc, bạn hãy liên hệ với đội ngũ KTS của BD-ONE để được phục vụ tốt nhất.
> Xem Thêm: Tư vấn làm nhà xưởng bằng tôn giúp tiết kiệm chi phí năm 2022
Thông tầng là gì? Lợi ích và nguyên tắc thiết kế thông tầng năm 2022
———————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————-
Hãy liên hệ với BD-ONE chúng tôi qua địa chỉ:
Số 40, đường DX048, khu phố 4, phường Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Email: contact@bdone.vn
Hotline: 0916 12 52 72
Facebook: Thiết Kế & Xây Dựng BD-ONE