Thanh Long Bạch Hổ Chu Tước Huyền Vũ trong phong thủy

Mục lục
Mục lục

Tứ tượng hay tứ thánh thú, là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy của phương Đông.

Tứ tượng là bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại:

Thanh Long của phương Đông: Đại diện hành Mộc
* Chu Tước của phương Nam: Đại diện hành Hỏa
* Bạch Hổ của phương Tây: Đại diện hành Kim
* Huyền Vũ của phương Bắc: Đại diện hành Thủy

Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật.

Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh long có tên là Mang Zhang (Mạnh Chương), Chu tước là Ling Guang (Lăng Quang), Bạch hổ là Jian Bing (Giám Binh), và Huyền vũ là Zhi Ming (Chấp Minh)

Thanh Long Bạch Hổ Chu Tước Huyền Vũ là gì?

1. Thanh Long (Lôi)

thanhlong.jpg

Thanh Long hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Hồng Kông, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.

 Trong thiên văn,Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:

* Giác Mộc Giảo (sao Giác)
* Cang Kim Long (sao Cang)
* Đê Thổ Lạc (sao Đê)
* Phòng Nhật Thố (sao Phòng)
* Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
* Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)
* Cơ Thủy Báo (sao Cơ)

Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.

Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, … nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.

Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng( thần thú), thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân

2. Bạch Hổ (Phong)225845.jpg

Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.

Bạch Hổ cũng là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Hồng Kông, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
“Chòm Bạch Hổ (cọp trắng)gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)”

3. Chu tước (Hỏa)

phung3fu.jpg

Chu Tước là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Hồng Kông, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông

Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:

* Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
* Quỷ Kim Dương (sao Quỷ)
* Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
* Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
* Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
* Dực Hỏa Xà (sao Dực)
* Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)

Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim.

3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.

Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu ( con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước ), có màu đỏ (chu) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.

Xem thêm: 5 nguyên tố cơ bản phong thủy cho ngôi nhà bạn

4. Huyền Vũ (Thuỷ)

Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Hồng Kông, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.

Huyền Vũ là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Hồng Kông, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủythuyết âm dương, triết học.

“Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)”

Hình tượng Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Ông có 2 con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Vì vậy chữ “Vũ” trong “Huyền Vũ” ở đây với nghĩa là “sức mạnh” gồm cả rùa và rắn (tiếng Anh dịch là Warrior).

ÁP DỤNG THANH LONG BẠCH HỔ CHU TƯỚC HUYỀN VŨ TRONG PHONG THỦY

Mọi người thường có quan điểm là hậu Huyền Vũ (Tức phía sau nhà) phải có sơn để trấn, tiền Chu Tước (Phía trước nhà) phải có thủy để tụ khí, tả Thanh Long (Bên trái ngôi nhà) nên để đường đi, bên Bạch Hổ (Bên phải ngôi nhà) thường trồng cây.
Tuy nhiên, đây chỉ là kiến thức cơ bản ban đầu của phong thủy trường phái Loan Đầu, khi đi sâu vào phong thủy phải áp dụng một cách linh hoạt theo địa thế đất và hướng đất. Chẳng hạn, những nhà có hướng Bắc, nếu nói tả Thanh Long là đường đi, thì sẽ thuộc phía Tây, Thanh Long ngũ hành là Mộc, trong khi hướng Tây có ngũ hành Kim, mà Kim lại khắc Mộc, nên Thanh Long không thể vượng.

Rồi Huyền Vũ ngũ hành là Thủy lại tọa ở phương Nam là Hỏa, mà Thủy khắc Hỏa. Tương tự, Chu Tước ngũ hành là Hỏa lại tọa phương Bắc là Thủy; Bạch Hổ ngũ hành là Kim lại tọa phương Đông là Mộc.
Trong phong thủy chúng ta có ngũ hành nên khi sắp đặt phong thủy, người ta phải tính đủ đến 5 yếu tố là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Khi án ngữ phong thủy có núi gọi là Sơn trấn, có nước gọi là Thủy trấn, trồng cây to lớn gọi là Mộc trấn, dùng các vật bằng kim loại là Kim trấn. Riêng về Hỏa chấn, xét tổng thể căn nhà thì bếp là Hỏa chấn, còn với đình đền, thì nơi hóa vàng là Hỏa chấn. Cho nên, hướng bếp tính theo tuổi nam hay nữ gia chủ đều không chuẩn.
Tuy nhiên, khi một ngôi nhà được thiết kế theo phong thủy chuẩn vào thế sơn hướng tốt, hợp với vận, thế nhà có đầy đủ hậu Huyền Vũ (có sơn) và Thanh Long, Bạch Hổ đầy đủ, thì tốt lại thêm tốt.

Thanh long bạch hổ
Thanh long bạch hổ

 

Ở trước mặt Chu Tước có thủy, có Minh Đường rộng rãi, thoáng đãng, giống việc ngồi ở nơi trước mặt phong quang, chủ nhân sẽ có tâm thái và tinh thần thoải mái, an nhiên hậu vận tốt. Còn trường hợp ngồi ghế bị vật thể lớn chắn ngay trước mặt thì tâm thái bất an, bí bách, cũng tựa như ngôi nhà nhỏ, có cái sân bé, lại bị nhà khác to hơn trấn ngay đằng trước, rõ ràng sẽ thấy bị đè nén, cản trở.

 

Tả thanh long hữu bạch hổ
Hình ảnh: Công ty thiết kế phong thủy chuẩn Tả thanh long hữu bạch hổ

BIẾN TẤU LINH HOẠT TRONG PHONG THỦY

Có một câu hỏi đặt ra, trong thực tế có không ít cơ quan, trụ sở làm việc trấn một tiểu sơn ở trước tòa nhà để ổn định về nhân sự và phát triển. Như vậy có nghịch với nguyên tắc ở Chu Tước và Minh Đường là phải có thủy, thông thoáng và không được đặt sơn không?

Giải thích điều này không có gì là nghịch với nguyên tắc của Chu Tước phải là Minh Đường. Bởi khi xem xét tổng thể phong thủy, các thầy phong thủy đã áp dụng kiến thức của Loan Đầu, Huyền Không, Bát trạch Khí, họ thấy phương vị ở trước tòa nhà đó có các bộ sao và phần khí mạch xấu về tài vận và nhân định. Do đó, họ dùng sơn để trấn lại để tài vận xấu không đến, mà tài vận xấu không đến, thì tiền tài không thất thoát và cơ hội cho tài vận tốt được phát triển. Nhân đinh có tốt, khỏe mạnh và ổn định, thì vận hành công việc hanh thông, thuận lợi, phát đạt.

 

Tả thanh long hữu bạch hổ
Hình ảnh: Bố trí phong thủy Tả thanh long hữu bạch hổ

 

Tuy nhiên, không phải thấy người ta đặt tiểu sơn tốt mà áp dụng theo, vì có khi lại thành lụi bại. Vì trong phong thủy không chỉ có 8 hướng, mà còn có 24 sơn, 72 tam nguyên long. Muốn trấn phải biết nhà mình ở thế cục nào, long nào, vận nào và niên đinh nào?

Kiến thức luận về Phong thủy Long mạch, Loan Đầu hay Thiên khí Địa khí rất phức tạp và rộng lớn, trong bài viết ngắn của BD-ONE này không thể diễn giải hết được kiến sức thâm diệu của Địa lý phong thủy. Do đó, độc giả nếu muốn vận dụng hiệu quả các yếu tố Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, hay muốn trấn cho ngôi nhà mình thế nào, nên nhờ thầy phong thủy có kiến thức sâu về phong thủy đến tận nơi để quan sát. Từ đó có được sự tư vấn tốt, hiệu quả nhất cho gia đình và gia đinh.

Xem thêm: Phong thủy trong thiết kế phòng khách cần lưu ý

Hãy liên hệ với BD-ONE chúng tôi qua địa chỉ: 

Số 40, đường DX048, khu phố 4, phường Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Email: contact@bdone.vn

Hotline: 0916 12 52 72

Facebook: Thiết Kế & Xây Dựng BD-ONE

 

0961.08.08.38
Liên hệ